☀️MỰC CON TẮM NẮNG - CHUYỆN VITAMIN D Ở TRẺ ☀️
- Trích từ sách "Để con được ốm" của Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn -
🌞CHƯA CÓ NGHIÊN CỨU CỤ THỂ VỀ TẮM NẮNG CHO TRẺ Ở VIỆT NAM
- Ở Việt Nam hầu như bé sơ sinh nào cũng được khuyên tắm nắng hàng ngày. Nhưng hiện nay chưa có ai làm nghiên cứu về tắm nắng cho trẻ ở điều kiện Việt Nam. Để có thể khuyến cáo trẻ em Việt Nam tắm nắng, cần phải làm nghiên cứu lâm sàng về những lợi điểm và tác hại của tắm nắng.
▶️Ví dụ: thực hiện nghiên cứu ở Sài Gòn, mùa hè, coi như màu da của mọi trẻ là như nhau. Sau đó cho các nhóm trẻ tắm nắng trong 5 phút, 10 phút, 20 phút, 25 phút và 30 phút ở thời điểm 7 giờ sáng. Sau đó, rút máu trẻ ra và đo xem có tổng hợp đủ vitamin D không. Cứ mỗi ngày tính trung bình lượng vitamin D được chuyển hóa tổng hợp là bao nhiêu, trong một tháng liên tục chẳng hạn. Kết quả của nghiên cứu này mới đưa ra bằng chứng để có thể đi đến kết luận về việc tắm nắng. 5 phút không đủ, 10 phút không đủ, có thể 15 phút mới đủ thì mới đưa ra kết luận là tắm nắng 15 phút. Nhưng nếu quá mùa khác thì sao? Bởi mỗi mùa ánh nắng sẽ có khối lượng chiếu xạ xuống trái đất khác nhau, điều này là đương nhiên ai cũng biết.
- Và nếu nghiên cứu này có áp dụng thì cũng chỉ có thể áp dụng tại Sài Gòn, không thể áp dụng cho trẻ sống ở Đồng Nai, hay Đà Nẵng, hay ở các vùng khác. Và để có được chứng cứ đáng tin cậy lại phải làm nghiên cứu mới để đo chỉ số tia phóng tử ngoại của vùng đó. Và còn biết bao nhiêu yếu tố gây nhiễu khác như thời tiết, khí hậu, trời có mây, nguồn dinh dưỡng của trẻ hay màu da của trẻ cũng làm ảnh hưởng đến việc tác động của tia tử ngoại lên tổng hợp vitamin dưới da. Do đó, khi không có dữ liệu thì không thể đưa ra khuyến cáo chỉ để cảm thấy an tâm dành cho các bậc phụ huynh. Vì thế, những khuyến cáo tắm nắng 20 phút vào một giờ cố định nào đó hiện nay là chưa có chứng cứ.
🌻🌞☀️TẮM NẮNG CÓ NGUY CƠ GÂY HẠI NHIỀU HƠN LÀ CÓ LỢI
✅Có một nghiên cứu của phương Tây cho thấy, nếu trẻ có làn da sáng (trắng) được phơi nắng 10 - 15 phút vào lúc giữa ngày thì có thể tổng hợp được lượng vitamin D cần thiết. Và điều này chỉ đúng với làn da trắng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.
✅Tuy nhiên, lợi điểm này cần phải được cân nhắc với các nguy cơ có thể có là ung thư da do tia tử ngoại, đặc biệt là ung thư tế bào hắc tố - một trong những dạng ung thư thường gặp nhất ở người trẻ trưởng thành. Với những gia đình có tiền sử ung thư da ở người da trắng nhiều hơn ở người da màu (như người Việt Nam) bởi người da màu có lượng tế bào hắc tố bảo vệ da nhiều hơn, nhưng nguy cơ ung thư da vẫn là điều đáng lo ngại ở trẻ em vì lượng tế bào hắc tố bảo vệ da ở trẻ có thể vẫn chưa đầy đủ so với người lớn. Càng nhiều hắc tố càng giúp ngăn cản tia tử ngoại, đỡ bị ung thư da hơn so với người ít hắc tố, nhưng cũng chính vì hắc tố có khả năng cản tia tử ngoại nên cũng ngăn cản quá trình tổng hợp vitamin D dưới da.
✅Thông qua những nghiên cứu đó, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng tuổi không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời một cách cố tình. (tắm nắng). Trẻ ở lứa tuổi lớn hơn thì cần hạn chế bằng cách sử dụng những trang bị chống nắng như kính mát, mũ và kem chống nắng (tuy nhiên kem chống nắng gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin D dưới da).
✅Việc chạy chơi ngoài trời một cách tự nhiên của trẻ được khuyến khích để giúp phát triển kỹ năng vận động cho trẻ, tuy nhiên, vẫn phải sử dụng các trang bị chống nắng. Và chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ ra rằng, ở vùng nắng như thế nào, tắm nắng trong thời gian bao lâu thì đủ cung cấp vitamin D cho trẻ.
#Victoria_Healthcare
#Dr_Nguyễn_Trí_Đoàn #BS_Nguyễn_Trí_Đoàn
#mẹ_và_bé #mom_and_kid_care
#Để_con_được_ốm #Nuôi_con_đúng_cách
#trẻ_em_tắm_nắng #chuyện_vitamin_D