CON BỊ BÓN PHẢI LÀM SAO??
MẸ XEM HẾT BÀI NÀY NHÉ
👶CHUYỆN TÁO BÓN Ở TRẺ 👶
- Trích từ sách "Để con được ốm" của Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn -
---------------------
🌻Táo bón là một trong những bệnh bị chẩn đoán nhầm ở trẻ, nhất là ở trẻ bú mẹ. Táo bón là triệu chứng trẻ giảm số lần đi cầu, PH N TO, CỨNG và KHÓ ĐI, phải RẶN, khi đi ra bị chảy máu do bị nứt, tét hậu môn.
💐NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN Ở TRẺ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là ở chế độ ăn.
✅Một chế độ dinh dưỡng không đủ chất xơ, không đủ nước, uống nhiều sữa bò (nhiều canxi) thì trẻ có thể sẽ bị táo bón. Trong đó, uống quá nhiều sữa là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị táo bón. Tôi gặp nhiều trường hợp, mẹ sợ trẻ bị thấp còi, nghe lời khuyên cho trẻ uống 700-800ml sữa mỗi ngày khiến trẻ bị táo bón.
✅Từ chế độ ăn, trẻ sẽ bị táo bón do tâm lý. Tiến trình bệnh táo bón sẽ diễn ra như sau: đầu tiên, trẻ bị bón vì chế độ ăn —--> phân bón làm cho trẻ đi cầu khó và đau —-> trẻ sợ không dám đi cầu —-> dù sau đó trẻ muốn đi cầu nhưng tâm lý sợ bị đau nên trẻ nín lại không dám đi nữa —-> táo bón trở nên nặng hơn —-> trẻ bị táo bón bởi tâm lý.
✅Có một nguyên nhân khác là trẻ bị trẻ bị táo bón —-> mẹ “bơm đít” —-> hậu môn bị kích thích —--> trẻ sợ không dám đi cầu —---> lại táo bón. Do đó, người ta khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc bơm thụt hậu môn.
Tập”xi” cùng là một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón. Mẹ tập “xi” sớm —--> trẻ chưa sẵn sàng ngồi bô —--> trẻ sợ (có thể sợ cái bô) —--> trẻ nín đi cầu —--> táo bón.
✅Một lý do khác nữa khởi nguồn từ việc trẻ đi học, toilet ở trường bẩn làm trẻ sợ —--> trẻ nhịn đi cầu —--> trẻ táo bón.
Ngoài ra, còn một số số yếu tố khác khiến trẻ bị táo bón như bệnh lý về tuyến giáp hoặc do di truyền.
🍼TRẺ BÚ MẸ ÍT ĐI CẦU KHÔNG PHẢI LÀ TÁO BÓN🍼
❤️Nhiều trẻ bú mẹ đi cầu ít, có khi vài ngày mới đi một lần là mẹ đã cho rằng trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, tiêu chuẩn số lần đi cầu không nói lên được triệu chứng táo bón. Bởi số lần đi của trẻ không trẻ nào giống trẻ nào, đặc biệt là trẻ bú mẹ. Do đó, mẹ cần biết về biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh:
- Ở tháng đầu tiên, đường ruột của trẻ chưa trưởng thành, sữa mẹ chưa được hấp thụ hết nên trẻ “xì xoẹt” hoài. Có khi có bọt hoặc có lẫn sữa ở trong phân.
- Qua đến tháng thứ 2, đường ruột của trẻ cần trưởng thành, trẻ sẽ hấp thụ được hết sữa mẹ. Do đó, trong khoảng 5-7 ngày, có khi đến gần 2 tuần, trẻ mới đi một lần, phân vẫn mềm, dẻo, không to và cứng, thì nghĩa là trẻ hấp thụ quá tốt, hấp thụ hết toàn bộ dường chất có trong sữa mẹ, chứ không phải là táo bón.
💝Do đó, những trường hợp trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn, không đi cầu nhưng vẫn đi tiểu đều, nghĩa là trẻ bú tốt, chơi vui vẻ, thì trẻ không cần phải bơm thụt hậu môn. Chỉ là trẻ chưa có đủ lượng phân để kích thích hậu môn đi cầu. Chỉ cần chờ đủ phân thì trẻ sẽ đi ra.
🎀TRẺ KHÔNG ĐI CẦU DO BỆNH LÝ
Tất nhiên cũng sẽ có những trường hợp trẻ không có khả năng đi cầu bởi đoạn cuối đường ruột của trẻ không có những hạch thần kinh điều khiển co bóp đường ruột để tống phân ra ngoài. Nếu phân mềm mà trẻ vẫn không có khả năng đi, thì trường hợp này gọi là bệnh mất hạch thần kinh bẩm sinh.
Ngay khi sinh ra đời, đoạn cuối trực tràng và hậu môn của trẻ đã không có những hạch thần kinh đó rồi. Và triệu chứng của bệnh này là trong 48 tiếng đồng hồ trẻ không đi phân su được. Khi đó, người ta cần phải cho trẻ đi phân su bằng cách phẫu thuật để trẻ đi cầu ở bụng trong lúc chờ tái tạo đường ruột ở dưới. Do đó, không có việc trẻ được 2 tháng tuổi, bú mẹ, không đi cầu trong vài ngày lại bị mắc bệnh này được. Vì thế, mẹ đừng quá lo lắng!
🌿🍀🎋CÁCH NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TÁO BÓN
☑️Táo bón điều trị rất phức tạp và điều trị khá lâu dài. Nhất là táo bón liên quan đến tâm lý khiến cho trẻ sợ bị đi cầu thì khá khó trị. Do đó, cha mẹ (hay người chăm sóc trẻ) cần phải có những hiểu biết nhất định, tránh tập “xi” sớm cho trẻ; nếu trẻ được gửi đi học thì cần kiểm tra vệ sinh ở trường và trao đổi vấn đề với giáo viên để tránh tâm lý lo sợ khiến trẻ bị táo bón.
☑️Nếu trẻ bị táo bón do chế độ ăn, thì song hành với việc cho trẻ uống thuốc kéo dài đến 5-6 tháng (loại thuốc này giúp trẻ đi cầu dễ hơn, không bị đau để trẻ không còn sợ đi cầu), cha mẹ cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn cho phù hợp, giảm số lượng sữa uống hàng ngày của trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để phân mềm, giúp trẻ rặn ị dễ hơn.
Nguồn: page Dr.Nguyễn Trí Đoàn
Ban ơi. Bạn cho mình hỏi với. Bé mình 1 tháng tuổi. Mà 3 ngày bé k đi ngoài, mình dùng tăm bông thịt đít bé, thì bé đi rất nhiều, sau đó 1 ngày k đi, thấy bé rặn ị đỏ mặt, khó chịu. Nên mình thut lần 2 thì bé đi được xíu. Sau lần đó đến nay 2 ngày bé lại k đi tiếp. Nhưng mình k dám thụt bé nhiều.
Cứ thấy bé ngủ cách vài phút lại rặn ị, đỏ mặt, nhăn nhó khó chịu. Mình xót con lắm. Mà bé rất hay xì hơi nữa
Vậy mình phải làm sao hả ban