Trâu vàng 2021
Mẹ Nghé
#Trâu vàng 2021 ・
29 tháng
LÀM GÌ KHI CON HAY NÉM ĐỒ? Khi con ném đồ phản ứng bình thường của các bạn sẽ là hét lên: “ tại sao con lại ném đồ như vậy?” Nhưng thực ra làm như thế còn khiến phản tác dụng, con sẽ nghĩ là: “ ồ phản ứng của mẹ thú vị thật đấy, ném tiếp thôi”. Một số khác sẽ phản ứng là: “ Sao con hư thế nhỉ, cứ tức giận là ném đồ là thế nào?”. Nếu các bạn nói như vậy thì sẽ đồng nghĩa với việc dán nhãn cho con: Cứ tức giân là sẽ ném đồ trong khi chưa chắc con ném đồ do tức giận. Thế là con mặc định sẽ nghĩ là mỗi khi con tức giận là sẽ “auto” ném đồ. Vậy thì phải ứng xử thế nào mỗi khi con ném đồ? Chúng ta sẽ chia làm 2 giai đoạn để xử lý: + Giai đoạn 1: Từ 0-2 tuổi: Đây là giai đoạn con thích khám phá, thích ném mọi thứ,... xem xem nếu thứ này rơi xuống đất thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đây cũng chính là giai đoạn con hoàn thiện kỹ năng cầm nắm, rèn lực ở cổ tay. Vì vậy, việc bố mẹ cần làm là hãy để con thoải mái khám phá trong môi trường an toàn. Dạy con về công dụng của từng đồ vật: ví dụ đây là cái điều khiển ti vi và con không được ném, nếu con muốn ném thì mẹ sẽ cho con quả bóng để ném ( con có thể chơi ném bóng vào rổ, ném bóng cho nhau,...) Giai đoạn này nếu bố mẹ càng cấm cản thì có thể con sẽ càng bùng nổ trong giai đoạn sau. Giai đoạn 2: Khi con đã trên 2 tuổi Lúc này nhận thức của con đã phát triển rồi. Con thường ném đồ để muốn gây sự chú ý hay muốn thể hiện cảm xúc của bản thân. Bố mẹ hãy làm theo 3 bước sau: - Bước 1: Gọi tên cảm xúc Hãy nói để con hiểu cảm xúc của con lúc này: “ Mẹ biết là con đang buồn, hay mẹ biết là con đang tức giận,... đúng không?” Từ đó con hiểu được tên cảm của con. - Bước 2: Cho con biết hậu quả và cảm xúc của bố mẹ lúc đó như thế nào? Con ném bây giờ điều khiển hỏng rồi, thế là con không được xem tivi nữa rồi, con ném làm bạn gấu đau rồi, con ném đồ làm mẹ buồn đấy,... - Bước 3: Đưa ra lời khuyên hoặc hình phạt “Nếu con ném đồ chơi thì mẹ sẽ cất đi, và con sẽ không được chơi lại đồ chơi này trong vòng 1 tuần!” Bước này bố mẹ nói là phải làm, nếu không về sau con sẽ càng nhờn và hình phạt không còn hiệu quả với con nữa. Lưu ý: Trong trường hợp mẹ thấy con cầm và ném những đồ nguy hiểm ( sành sứ, thủy tinh, điện,...) thì hãy giữ tay con lại và thể hiện cảm xúc với con ngay lúc đó, hãy để con hiểu: “ đồ chơi là để chơi, không phải để ném, bố/ mẹ không đồng ý con làm như thế.” Nếu con ném xong rồi, mẹ hãy ngồi xuống, nhìn thẳng vào mắt con và thể hiện thái độ của mình khi con ném đồ chơi. #truongminhdat 
1
0
Thích
 Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Chưa có bình luận nào. Bạn hãy 'bóc tem' bài viết này!
Đăng nhập
Đăng nhập để viết bài và nhận nhiều tiện ích khác.
Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Tải [Bé Của Mẹ] về điện thoại
Cài đặt miễn phí ứng dụng để không bỏ lỡ hàng ngàn tin tức, chia sẻ nóng hổi nhất từ Bé Của Mẹ nhé!
Like Fanpage
Like Fanpage và viết đánh giá để chúng tôi nỗ lực tạo ra sản phẩm tốt hơn nữa!
Sản phẩm được phát triển bởi Bé Của Mẹ bằng