Lợn con 2019
Thanh Thảo
#Lợn con 2019 ・
45 tháng
Nguồn : bs yêu con nít Nguyễn Thanh Sang VITAMIN D GIÚP NÂNG CAO HỆ MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ VÀ GIẢM TỶ LỆ KHÒ KHÈ DO SIÊU VI Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết vai trò quan trọng của vitamin D đối với hệ tạo xương NHƯNG dù cơ thể bổ sung canxi nhiều tới đâu nhưng nếu thiếu vitamin D thì canxi ấy vẫn không hấp thụ được. Mình từng thấy nhiều mẹ bổ sung canxi vô tội vạ cho bé nhưng hoàn toàn không hề có khái niệm với vitamin D… [5][6] Hôm nay, mình xin nói về vitamin D giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể: Cơ chế nâng cao miễn dịch của Vitamin D đã được chứng minh thông qua việc cải thiện hoạt động của tế bào sao, tế bào T điều hòa và cả T killer… Một khi T-cell được kích hoạt thì B-cell cũng được kích hoạt. Nghĩa là hầu như kích hoạt toàn bộ hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, Vitamin D còn được chứng minh là nòng cốt trong việc kích hoạt T-điều hoà, loại tế bào liên quan nhiều bệnh lý tự miễn như chàm da, dị ứng…[5][6] Bạn cần hiểu rằng nâng cao miễn dịch không chỉ giúp các tế bào miễn dịch chống lại tác nhân gây hại tốt hơn mà còn giúp các tế bào miễn dịch tránh tự đánh chém lẫn nhau (hay còn gọi là bệnh “tự miễn”) BỘ BA NÒNG CỐT MIỄN DỊCH Và…bộ 3 vitamin A-D3-C là bộ 3 nòng cốt của hệ miễn dịch -Vitamin A mỗi năm 2 đợt (1/6 và 1/12) bổ sung tại trạm Y tế -Vitamin C thì chỉ cần bổ sung qua chế độ ăn nhiều rau, chất xơ -Vitamin D3 lại là một câu chuyện hoàn toàn khác! Sữa mẹ chứa rất ít vitamin D3 [6] nên bản thân mẹ trong giai đoạn mang thai phải bổ sung cả canxi-vitamin D3 và bé bú mẹ hoàn toàn nên bổ sung vitamin D3…. https://www.facebook.com/bacsiyeuconnit/posts/1562594210559871 Quay ngược thời gian... Những năm 90s của thế kỷ trước, tỷ lệ hen suyễn ở mọi lứa tuổi đều tăng đột biến. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá các yếu tố gây tăng hen suyễn, đặc biệt ở trẻ em. Một trong những giả thuyết được đưa ra đó chính là vì con người chủ yếu làm việc trong văn phòng, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên thiếu hụt vitamin D – loại vitamin không chỉ liên quan đến hệ cơ xương và còn liên quan đến hệ miễn dịch. Một câu hỏi đặt ra rằng “Nếu mẹ nguy cơ cao hen suyễn, bổ sung vitamin D trong thai kỳ thì liệu có phòng ngừa được hen suyễn cho con không?” Năm 2016, thử nghiệm lâm sàng VDAART đã được công bố sau 7 năm dày công nghiên cứu rằng bổ sung vitamin D3 liều 4400IU giúp nâng nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu cao hơn nhóm bổ sung 400IU. Và tỷ lệ khò khè tái phát, hen suyễn ở nhóm bổ sung vitamin D liều cao thấp hơn nhóm còn lại 20% nhưng không có ý nghĩa thống kê [1][2] Mặc dù không chứng minh được việc bổ sung vitamin D suốt thai kỳ giúp giảm tỷ lệ hen suyễn nhưng kết quả từ thử nghiệm VDAART ghi nhận rầng “Mẹ bổ sung vitamin D suốt thai kỳ giúp giảm tỷ lệ khò khè ở trẻ nhỏ, đặc biệt, trong năm đầu tiên của cuộc đời”. [1][2] Và nếu so sánh nhóm đạt nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu cao hơn 30 ng/mL thì giảm 58% nguy cơ hen suyễn, khò khè kéo dài ở nhóm nồng độ 20 ng/mL. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng việc bổ sung vitamin D giúp giảm tỷ lệ khò khè ở trẻ em tuổi mẫu giáo [2] Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của khò khè ở nhóm trẻ tuổi mẫu giáo đó chính là nhiễm siêu vi, không liên quan dị ứng như hen suyễn [3] nên nghiên cứu này tiếp tục nhấn mạnh vai trò điều hòa của vitamin D đối với hệ miễn dịch. Mặc dù chưa chứng minh được vitamin D giúp giảm tỷ lệ hen suyễn nhưng câu hỏi lớn vẫn đặt ra tại sao tỷ lệ bệnh hen suyễn và dị ứng lại cao ở các nước ôn đới hơn các nước nhiệt đới [4] Augusto A. Litonjua, Is vitamin D deficiency to blame for the asthma epidemic? LIỀU LƯỢNG • Trẻ dưới 12 th tuổi: 400 IU/ ngày • Trẻ 12th - 70 tuổi: 600-800 IU/ ngày • “Trẻ” > 70 tuổi: 800-1200 IU/ngày • Phụ nữ có thai : 600-800 IU/ngày Ngoài ra, trong bài viết mới đây trên Uptodate thì việc bổ sung vitamin D còn giúp [5] -Giảm tỷ lệ ung thư, đặc biệt ung thư đại tràng -Nâng cao chức năng tim mạch -Một số nghiên cứu còn ghi nhận mối tương quan giữa vitamin D và bệnh đái tháo đường, đặc biệt, đái tháo đường type 2. Mặc dù cần thêm thời gian nghiên cứu nhưng các dữ liệu đều ghi nhận rằng những bệnh nhân đái tháo đường có nồng độ vitamin D rất thấp. TÓM LẠI 1. Thiếu hụt Vitamin D là tình trạng toàn cầu và xảy ra ở hầu hết các nhóm tuổi 2. Vitamin D3 là một trong những Vitamin nòng cốt của hệ miễn dịch, nó không chỉ giúp các tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn mà còn giúp giảm tỷ lệ các bệnh lý “tự miễn” thông qua việc nâng cao tế bào T điều hoà 3. VitaminD3 mặc dù chưa chứng minh được giảm tỷ lệ hen suyễn nhưng có khả năng giảm khò khè do siêu vi ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt trong một năm đầu đời. 4. Phụ nữ có thai ngoài bổ sung Canxi, DHA, sắt trong thai kỳ thì vitamin D3 cũng là một chất quan trọng. 5. Trẻ em từ lúc mới sinh nên bổ sung sớm vitamin D3, ngoài ra, không cần bổ sung kẽm hay sắt hay canxi nếu không có chỉ định vì bản thân các bé không thiếu (mình từng có bài về vấn đề này) 6. Những bố mẹ có bé hay ốm vặt, khò khè, nhiễm siêu vi…thì nên bổ sung vitamin D3 theo liều sinh lý. Bên cạnh đó, nên khám dinh dưỡng để đảm bảo con vẫn trong ngưỡng sinh lý ========== Bài viết nhân dịp một mẹ bỉm sữa bổ sung cho một bé 13 tháng từ canxi, DHA, sắt, kẽm nước...trong khi không hề có khái niệm gì về Vitamin D. Thậm chí, còn nhầm lẫn Vitamin D là Canxi. Mình chỉ muốn nhấn mạnh Vitamin D (đặc biệt D3) rất quan trọng, không chỉ cho hệ xương mà còn nâng cao hệ miễn dịch cho con. #vitaminD3 #bacsiyeuconnit ========== 
1
0
Thích
 Chia sẻ
Đăng nhập
Đăng nhập để viết bài và nhận nhiều tiện ích khác.
Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Tải [Bé Của Mẹ] về điện thoại
Cài đặt miễn phí ứng dụng để không bỏ lỡ hàng ngàn tin tức, chia sẻ nóng hổi nhất từ Bé Của Mẹ nhé!
Like Fanpage
Like Fanpage và viết đánh giá để chúng tôi nỗ lực tạo ra sản phẩm tốt hơn nữa!
Sản phẩm được phát triển bởi Bé Của Mẹ bằng